Tất cả chúng ta luôn thích ai đó hứa và giữ lời hứa. Chúng ta mong đợi họ thực hiện điều đó, và thật tuyệt khi họ làm được. Trong bán hàng và làm ăn với khách hàng, nhiều lời hứa được đưa ra: giao hàng trong một ngày đặc biệt, đưa ra thời gian thanh toán, đưa ra mức giảm giá. Một số lời hứa là rất quan trọng và rất to tát. Bạn phải giữ lời hứa, và thường thì bạn thực hiện được. Nếu công ty không thực hiện được bất kỳ lời hứa nào như thế, chẳng hạn như không cho ra được hàng vào một ngày cụ thể nào đó mà khách hàng cần, thì sẽ xảy ra rắc rối, và bạn sẽ bị than phiền về việc xử lý công việc, mà điều đó cũng đáng.
Bạn cũng có thể sử dụng những lời hứa để bán hàng được thuận lợi nhưng không nên hứa những điều quá to tát.
Ý tưởng
Ý tưởng này xuất phát từ một số rất ít kinh nghiệm hay về bán hàng hơn là một ý tưởng hy vọng được thực hiện.
Việc giữ lời không chỉ làm hài lòng khách hàng trong một vấn đề cụ thể mà lời hứa này liên quan đến, mà còn cho thấy một vài thiện chí. Trong khi những việc lớn có xu hướng được chấp nhận như đã nêu – việc giao hàng được giao hẹn là vào ngày 25 và được thực hiện đúng vào ngày 25 – những việc nhỏ nhặt lại được nhìn nhận một cách khác. Nhưng những thứ “nhỏ” lại có thể có tác động lớn, và nhiều thứ nhỏ sẽ nhanh chóng chất lên cao thành núi. Hứa sẽ gọi lại vào lúc 2 giờ 30 chiều, thì bạn phải làm. Hứa sẽ gửi email cho khách hàng trong vòng một giờ, thì email phải được gửi đi đúng như vậy. Tuy nhiên những thứ “nhỏ” như thế có thể bị bỏ qua. Có việc gì đó xảy ra, và đến 2 giờ 45 bạn mới gọi điện thoại. Mặc dù vậy, bạn vẫn nghĩ rằng bạn đã nói là “khoảng” 2 giờ 30, nên bạn chẳng thèm xin lỗi gì cả, tự nhủ rằng chẳng có gì tai hại.
Khách hàng thì lại xem những điều như vậy là một dấu hiệu theo hướng xa xôi hơn là tầm quan trọng của một vấn đề cụ thể. Đầu tiên, họ muốn giao dịch với một người đáng tin tưởng. Các hiệu ứng chồng chất lên: nếu bạn giữ được những lời hứa nhỏ thì việc đó sẽ tạo ra một ấn tượng tốt, tích cực. Nó làm tăng giá thành tích cho bạn, và dường như tạo thêm nhiều niềm tin và nhiều thỏa thuận kinh doanh. Và ngược lại, đương nhiên, mọi việc sẽ xấu đi. Thêm vào đó, thất hứa trong những việc nhỏ cũng được xem là một dấu hiệu – một dấu hiệu không dễ chịu – của sự lơ là đến những điều chi tiết trong tương lai. Cứ để khách hàng thất vọng một việc mà xem, rồi họ sẽ không ngại ngần nói: “Có cái gì mà họ quan tâm đến được không?”
Thực hành
Nhất thiết xem việc giữ lời hứa là nghiêm túc, và nó sẽ có hiệu quả với bạn. Tiếp tục đi – tự hứa là bạn sẽ giữ lời hứa nhé!