Thường thì những người làm công tác PR có khuynh hướng viết những bài rất dài, trong đó giải thích tất tần tật về mọi thứ và bao hàm mọi mặt. Trong hầu hết trường hợp thì điều này là tốt – nếu bài viết đã chỉn chu rồi thì biên tập viên cũng dễ dàng cắt xén cho đủ chỗ.
Mặt khác, biên tập viên đôi lúc chỉ có một khoảng trống nhỏ mà điền. Công tác biên tập báo chí đòi hỏi phải lấp đầy một khoảng trống cực lớn, mà điều này thì không phải lúc nào cũng đơn giản – thường thì việc cắt xén một bài viết dài cho đủ ngắn để nhét vừa là bất khả thi.
Ý tưởng
Hầu như biên tập viên nào cũng trữ sẵn một tập “tin vắn”. Đó là những bài viết ngắn gọn, chỉ khoảng 100 từ trở xuống và có thể được dùng để lấp các khoảng trống dư thừa. Những bài viết như vậy không cụ thể về mặt thời gian, do đó biên tập viên giữ chúng bên mình như kiểu thợ mộc giữ hộp đinh nhằm mục đích sử dụng khi cần thiết.
Viết bài vắn tắt là cái tài khác với viết thông cáo báo chí. Một bài vắn tắt điển hình có thể bao gồm “năm mẹo…” hay có lẽ là một câu đố vui. Những bài viết này đặc biệt hữu ích nếu biên tập viên có một bài cùng chủ đề mà bài viết lại không đủ dài.
Bạn có thể được hoặc không được ghi công là đã cung cấp bài viết, tuy nhiên việc giúp đỡ biên tập viên sẽ chẳng bao giờ làm bạn thiệt thòi – họ sẽ ghi nhớ công lao của bạn, nhất là nếu bạn nhắc khéo họ về sau.
Ứng dụng
- Viết gãy gọn – 100 đến 150 từ là quá đủ.
- Viết chuyện gì không quá cụ thể về mặt thời gian. Tính thời sự càng ít thì bạn càng có nhiều cơ hội bài viết của mình xuất hiện.
- Không nhất thiết phải mong đợi được ghi danh trên tờ báo hay tạp chí đó – có thể tên bạn sẽ được nhắc đến, song nếu không được thì bạn có thể xem như viết tặng không cũng được.