Sự chuẩn bị có trọng tâm luôn quan trọng, tuy nhiên nếu chuẩn bị thái quá bạn có thể trở nên cứng nhắc, gò bó và không hiệu quả.
Ý tưởng
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng không bao giờ thừa, nhưng sự chuẩn bị không bắt đầu từ điều bạn muốn nói. Chuẩn bị là dành thời gian để tìm hiểu xem người khác đến từ đâu, suy nghĩ về những mối quan tâm của họ và nhận biết những phản ứng cảm xúc của họ. Nếu làm được điều đó, bạn sẽ có lợi thế để đóng góp phù hợp.
Một quyết định có tính then chốt là bạn phải phán đoán chính xác mức độ chuẩn bị thích hợp. Nếu bạn sắp trình bày trước một bồi thẩm đoàn hoặc một hội đồng thẩm định, bạn cần chuẩn bị hết sức chi tiết về rất nhiều các câu hỏi khác nhau có thể được đưa ra. Còn khi sắp phát biểu trong một cuộc gặp gỡ không chính thức, tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là suy nghĩ về vài chủ đề bạn muốn đề cập.
Nếu không chuẩn bị chu đáo, bạn dễ rơi vào tình huống bất ngờ. Còn chuẩn bị quá mức lại khiến bạn căng thẳng và không thích nghi được tình huống cụ thể.
Thực hành
- Dành thời gian chuẩn bị cho các cuộc họp cũng như cuộc hẹn trong lịch làm việc của mình.
- Bắt đầu quá trình chuẩn bị bằng việc tìm hiểu xem đối tượng đến từ đâu, nhu cầu và kỳ vọng của họ là gì.
- Nên nhớ chuẩn bị cả nội dung lẫn giọng điệu trình bày.
- Quyết định chính xác lúc nào cần chuẩn bị hết sức chi tiết còn lúc nào chỉ cần các ý chính.
- Phải có các câu “chốt” để tổng kết các luận điểm bạn muốn nêu lên.
- Thận trọng với các bản viết tay quá đầy đủ bởi chúng có thể khiến bạn trở nên cứng nhắc.
- Linh hoạt trong việc quyết định loại nhận xét bạn đưa ra.