Quá trình thay đổi trong doanh nghiệp thường đầy nguy hiểm, nhưng có thể sử dụng các đường lối chỉ đạo để đảm bảo rằng việc thay đổi đi theo đúng kế hoạch và tổ chức của bạn vẫn đạt được nhiều thứ nhất từ sự thay đổi này.
Ý tưởng
Robert Reisner, cựu phó chủ tịch phụ trách hoạch định chiến lược của Dịch vụ Bưu điện Mỹ, là người thích hợp để nói về những khó khăn không lường được trong việc điều khiển quá trình thay đổi về mặt tổ chức. Giữa lúc lợi nhuận đang ở mức rất cao vào năm 1999, Dịch vụ Bưu điện Mỹ lại nỗ lực cải cách doanh nghiệp của mình về mặt kỹ thuật để có thể cạnh tranh hơn trong kỷ nguyên “điện tín” mới.
Mặc dù nỗ lực này là để hội nhập tốt hơn với một xã hội tiến tiến về công nghệ, và phù hợp với các quan điểm lạc quan ban đầu, cuộc cải cách chẳng bao lâu sau bắt đầu bị sa lầy. Năm 2001, công ty đối diện với khoản thua lỗ 3 tỉ USD, động cơ làm việc bị suy giảm và Cục Kiểm toán Liên bang đã mô tả quá trình thay đổi này là có “khả năng thất bại cao”.
Reisner đã nhận ra năm việc dẫn đến sự sa lầy của quá trình thay đổi, cung cấp những bài học quan trọng cho việc đổi mới doanh nghiệp:
- Đừng bỏ lỡ thời điểm của bạn. Chọn thời điểm để triển khai những sáng kiến thay đổi của bạn sao cho phù hợp với các cơ hội của thị trường và tinh thần làm việc cao trong nhân viên.
- Nghĩ về sự thay đổi trong mối quan hệ với nền tảng của doanh nghiệp. Chắc chắn rằng người lao động hiểu được các thay đổi có liên quan thế nào đến các hoạt động chủ đạo của công ty.
- Thông tin về sự khác biệt giữa sự cải thiện về lợi nhuận và sự thay đổi chiến lược. Đừng để sự thành công trong kinh doanh ngắn hạn làm sao nhãng yêu cầu về tái kiến thiết chiến lược.
- Đặt ra những mục tiêu thực tế. Việc đưa ra những kỳ vọng không thực tế sẽ không có lợi cho tinh thần của người lao động và các nhà quản lý, làm sao nhãng những mục tiêu mà họ có thể đạt được. Mặc dù bạn không thể đảm bảo rằng sự thay đổi lớn trong doanh nghiệp sẽ triển khai được như đã định, nhưng bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẵn sàng xử lý những thách thức mà sự thay đổi này tạo ra, và tìm ra lối đi tránh được các thách thức này.
Thực hành
- Giúp người lao động đối phó với sự căng thẳng mà họ gặp phải trong quá trình thay đổi.
- Tận dụng những điều mà người lao động hiện thời có thể đóng góp cho quá trình thay đổi.
- Lên danh sách những gì cần làm, thông tin ưu tiên, và tiến hành thay đổi.
- Mỗi lúc chỉ tập trung vào một sáng kiến – việc cố gắng bao đồng quá nhiều việc sẽ làm tổ chức của bạn quá tải.
- Kiểm soát tình hình bằng cách đặt những câu hỏi hữu ích và thực tế về việc làm thế nào để quá trình thay đổi được thành công.