Những phản hồi có chất lượng giúp cung cấp thông tin và định hình các dự định tương lai. Nếu bạn coi ý kiến phản hồi như một món quà thì bạn sẽ sẵn sàng trao và nhận nó.
Ý tưởng
Những tập thể khuyến khích việc đưa ra ý kiến phản hồi thường là những tập thể có trách nhiệm và khả năng thích ứng cao. Phản hồi từ khách hàng hay thân chủ có thể nói nhiều điều về họ lẫn về chúng ta. Đôi lúc phản hồi của nhân viên khiến ta bị tổn thương khi cảm thấy những nỗ lực của mình không được ghi nhận đúng mức, hoặc các dự định của ta bị hiểu sai. Vậy nhưng đó mới là điều họ thực sự nghĩ, bởi thế nếu ý kiến phản hồi cho thấy chúng ta cần cải thiện ở lĩnh vực nào đó thì phớt lờ chúng là điên rồ.
Trong các tổ chức lành mạnh thì phản hồi là một quá trình hai chiều. Sếp của chúng ta có thể muốn hoặc không muốn nghe phản hồi, và nhảy bổ vào họ với phản hồi có tính chí trích không phải là cách hay để gây ảnh hưởng tới họ. Ý kiến phản hồi sẽ không thích đáng nếu không cân nhắc kỹ lưỡng.
Trước khi đưa ra ý kiến phản hồi bạn cần tạo dựng môi trường khuyến khích phản hồi. Một người lãnh đạo cần trả lời thỏa đáng cho câu hỏi liệu họ có nhận thấy thông tin phản hồi là hữu ích hay không. Miễn là có sự cân bằng giữa các nhận xét tích cực và thúc đẩy phát triển, đa số mọi người đều vui vẻ nhận ý kiến phản hồi có tinh thần xây dựng.
Nếu bạn có tiếng là đưa ra phản hồi chất lượng, những người muốn cải thiện đóng góp của họ sẽ luôn tìm đến bạn.
Thực hành
- Thường xuyên tìm kiếm ý kiến phản hồi bởi chúng chứa đựng cả mỏ vàng.
- Việc xem ý kiến phản hồi như một món quà tác động thế nào tới thái độ của bạn trong việc cho và nhận phản hồi?
- Ai là người đã đề nghị bạn nêu ý kiến phản hồi và bạn muốn sử dụng cơ hội đó như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu?
- Có ai không lập tức tiếp thu các ý kiến phản hồi của bạn hay không? Bạn làm gì trong trường hợp đó?