Đa số nhà báo đều làm việc nhiều giờ và thường vào giờ giấc trái khoáy, nhưng lại không được trả công hậu hĩnh. Làm nghề này, họ thường bị nói xấu và chỉ được mỗi đám phóng viên đàn em khen ngợi: tin tức hôm nay sẽ trở thành trò lố ngày mai, nên các nhà báo thường xuyên phải chịu đựng áp lực công việc.
Ngoài ra, nhà báo cũng không tồn tại là để quảng cáo sản phẩm và danh tiếng của các công ty. Đa số nhà báo đều rất chuyên nghiệp trong công việc, và chỉ đăng những câu chuyện xác thực, công bằng, và (quan trọng hơn cả) đáng để đưa tin.
Ý tưởng
Tyler Barnett, chủ công ty PR Barnett Ellman ở Los Angeles, đã gửi thư khen ngợi đến biên tập một tờ tạp chí. “Các ký giả muốn biết ở đâu đó có người đọc bài viết của họ,” ông nói. “Chúng ta đều làm việc cực khổ, và một lời khen ngợi tử tế luôn có thể giúp lên tinh thần.”
Hãy bảo đảm là bạn có đọc những tờ chuyên san, tạp chí, hay nhật báo mà bạn đang hy vọng đưa bài đăng lên. Nếu thấy thích một bài báo, cứ email cho người ký giả đã viết bài để nói lên điều đó. Không nhất thiết lần nào cũng phải làm như vậy, và nhất là không nên làm như vậy chỉ khi bạn muốn điều gì đó, nhưng những lời khen ngợi thi thoảng sẽ khiến tạo lối đi dễ dàng hơn nhiều cho bạn khi có chuyện gì muốn đưa tin.
Cũng không cần dạt dào tình cảm thái quá – hãy tìm điểm mà bạn thật sự thấy thích trong bài báo, và cứ vậy mà nói. Có khả năng sẽ có những người khác cũng thích nó, và bản thân người viết cũng có thể cảm thấy tự hào về nó trước cả khi nhận được những lời nhận xét tử tế từ bạn.
Ứng dụng
- Đừng dạt dào tình cảm thái quá – nghe có vẻ giả tạo nếu bạn viết tràn trề lai láng.
- Chỉ khen ngợi nếu bài viết xứng đáng, và chúc mừng khi họ đã nhận được lời khen.
- Chỉ làm việc này với ký giả bạn đã có mối quan hệ.