Có kế hoạch rõ ràng là rất quan trọng, nhưng kế hoạch dự phòng đem lại sự an tâm. Dù kế hoạch ‘A’ hay ‘B’ hiệu quả thì bạn cũng cần được chuẩn bị.
Ý tưởng
Bậc cha mẹ có con nhỏ sẽ nhanh chóng nhận ra họ cần chuẩn bị kế hoạch ‘A’ khi đứa bé thức và kế hoạch ‘B’ khi nó ngủ. Thậm chí họ còn phải sẵn sàng cho tình huống không thể làm gì khi đứa bé khó ở và không chịu hợp tác.
Bài học từ bậc cha mẹ có con nhỏ có thể được liên tưởng trực tiếp với bối cảnh làm việc. Khi đã xác định được các ưu tiên thì cần lên kế hoạch để thực hiện chúng. Có kế hoạch ‘A’ lẫn ‘B’ là thiết thực phòng khi kế hoạch ban đầu không khả thi như ta hy vọng.
Giá trị của việc có kế hoạch ‘B’ là bạn có một lựa chọn khác và duy trì suy nghĩ cởi mở rằng có nhiều cách để thực hiện ưu tiên này. Kế hoạch ‘B’ không phải là sự thừa nhận thất bại trước khi bạn bắt đầu, mà nó thừa nhận rằng có rất nhiều cách thức khác nhau để giải quyết vấn đề, và rằng khả năng thích nghi là quan trọng đối với thành công.
Đôi khi cả kế hoạch ‘A’ lẫn ‘B’ đều không hiệu quả, thì cũng như người cha mẹ với đứa bé đang khóc lóc, ta có thể cảm thấy bất lực hay kiệt sức. Lựa chọn đúng đắn ở thời điểm này là chuyển sang kế hoạch ‘C’ hoặc chờ tới khi ‘đứa bé dịu đi’ và kế hoạch ‘A’ hoặc ‘B’ lại trở nên khả thi.
Việc chuẩn bị thời gian cho phần trình bày của mình đóng vai trò quan trọng đối với sức ảnh hưởng cá nhân. Nhiều khi trực tiếp thực hiện kế hoạch ‘A’ là đúng đắn, nhưng trong những dịp khác bạn cần chờ đợi cho tới khi mọi người sẵn sàng lắng nghe và phản ứng một cách tích cực. Khi xác định thời điểm thích hợp đã tới, hãy thực hiện kế hoạch ‘A’ với tất cả năng lượng của mình.
Thực hành
- Liệu rằng việc có kế hoạch ‘B’ trong phần lớn các tình huống là hợp lý?
- Bạn cân bằng giữa kế hoạch ‘A’ và kế hoạch ‘B’ tốt đến đâu?
- Làm sao duy trì khả năng thích nghi để sẵn lòng chuyển sang kế hoạch ‘C’ khi cần thiết?
- Đâu là cách tốt nhất để bạn giữ cân bằng khi cả kế hoạch ‘A’ và ‘B’ đều không khả thi, bạn có thể tiếp tục suy nghĩ tích cực về các bước hành động tiếp theo?