Có chuẩn bị đối phó hiểm họa, thấy trước hoặc khôn lường, giúp ta giữ cân bằng và duy trì sự tập trung vào tầm ảnh hưởng ta muốn có.
Ý tưởng
Có thể ta cho rằng kế hoạch của mình là hoàn hảo và đã nghĩ thấu mọi khả năng, nhưng trong quá trình thực hiện thể nào cũng có hiểm họa bất ngờ. Ta có thể dự kiến nhiều rủi ro và có kế hoạch trước, tuy nhiên ta vẫn có thể đánh mất sự tập trung vào nhiệm vụ chính nếu quá chú trọng vào việc lường trước mọi rủi ro có khả năng xảy ra.
Một số hiểm họa rất khó đoán trước. Sếp ra đi và ta mất sự bảo trợ của ông, hoặc khủng hoảng tài chính xảy ra và tất cả chi tiêu linh hoạt bị chặn lại, hay có xung đột lớn giữa hai thành viên cốt yếu trong cơ quan dẫn tới nhiều hoạt động bị đình trệ.
Một số hiểm họa đến từ bên ngoài và ngoài tầm kiểm soát của ta, nhưng một số trong những mối nguy tai hại nhất là từ bên trong bản thân ta. Nếu ta trở nên mất tự tin, sự nhạy bén vững vàng sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu ta trở nên kiệt sức, khả năng quyết đoán trong các tình huống khó khăn sẽ suy giảm.
Khát vọng được yêu thích chính là cạm bẫy tiềm tàng. Nếu nghĩ rằng có cảm giác không thuận hoặc từ sếp hoặc từ những người ta làm việc chung, ta có thể nhanh chóng cảm thấy mình không được đánh giá đúng và do đó miễn cưỡng bộc lộ quan điểm. Hoặc phản ứng của chúng ta đối với việc không được đánh giá đúng có thể thái quá và ta tin có thể chấm dứt vấn đề bằng cách áp đặt lập luận. Kết quả cho phản ứng hung hăng đó chính là hủy hoại những thiện chí ta đã dày công vun đắp bấy lâu nay.
Thực hành
- Hãy nhớ rằng luôn có hiểm họa bất ngờ. Lên kế hoạch cho những hiểm họa bạn có thể lường trước và cũng đừng quá bất ngờ trước những hiểm họa đột nhiên xuất hiện.
- Nhớ về cách mà bạn đã vượt qua các hiểm họa trước đây và giải quyết chúng thành công.
- Nhận ra những cạm bẫy ngay trong bản thân bạn qua sự e sợ hay mất tự tin.
- Khi những hiểm họa không mong đợi xảy ra, hãy cảm thấy thích thú thay vì kinh ngạc.